Uniswap (UNI) Là Gì? Tổng Quan Về Sàn Giao Dịch Phi Tập Trung Uniswap
Uniswap là gì? Uniswap V2 và Uniswap V3 là gì? Điểm khác biệt giữa Uniswap V2 và Uniswap V3 nằm ở đâu? Tiềm năng của Uniswap trong tương lai? Trong bài viết này, hãy cùng Beng Beng Gaming tìm hiểu về Uniswap và mọi thông tin liên quan đến sàn giao dịch này.
Uniswap Là Gì?
Uniswap là một giao thức thanh khoản mã nguồn mở dựa trên Ethereum với mục đích sử dụng để trao đổi các token ERC-20. Được thành lập bởi nhà phát triển Ethereum – Hayden Adams vào tháng 11 năm 2018. Đến tháng 4 năm 2019, nhóm đã vượt qua vòng gọi vốn seed round thành công với khoản đầu tư 1 triệu đô la từ Paradigm – một công ty đầu tư chủ yếu vào công nghệ Blockchain. Hiện nay, đây là một trong những sàn giao dịch phi tập trung (DEX) phổ biến nhất trên thị trường.
Khác với hầu hết các sàn giao dịch tập trung, Uniswap hoạt động vì mục đích cộng đồng và là công cụ giúp cộng đồng giao dịch token mà không phải trả phí nền tảng hoặc người trung gian.
Cách Thức Hoạt Động Của Sàn Phi Tập Trung Uniswap
Uniswap là giao thức phi tập trung 100% và không cần cấp quyền (permissionless), được hoạt động dựa trên công thức: x * y = k
x: số lượng token A
y: số lượng token B
k là hằng số
Dựa vào phương trình này, bạn có thể thấy:
TH1: Khi K thay đổi (nhiều người đóng góp tài sản vào Pool), thì X hoặc Y thay đổi. Trong trường hợp này, nếu tỷ lệ X và Y thay đổi theo tỷ lệ, giá của token A và B sẽ vẫn giữ nguyên hoặc thay đổi ít.
TH2: Khi K không đổi, nhưng X và Y thay đổi, thì giá trị của token A và B phải thay đổi.
Lưu ý: Nếu mức trượt giá là quá lớn, Uniswap sẽ có cảnh báo trước khi anh em tiến hành swap hiển thị thông báo.
Tính Năng Của Uniswap
Có 2 tính năng chính bao gồm:
- Swap: Hay gọi là hoán đổi, tính năng này cho phép hoán đổi Ethereum và các token ERC-20 khác nhau.
- Pool: Tính năng này của Uniswap giúp người dùng kiếm tiền thông qua việc trở thành LP. Thực hiện bằng cách gửi token vào một smart contract và đổi lại bạn sẽ nhận được token ở pool đó.
Uniswap V2
Trước khi nói về Uniswap V2 thì phải hiểu phiên bản đầu tiên của Uniswap – Uniswap V1 là gì. Uniswap V1 lần đầu được ra mắt công chúng trên mạng lưới Ethereum vào ngày 2/11/2018 và mặc dù đây không phải là DEX đầu tiên xuất hiện nhưng nó đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và quan tâm của những người yêu thích Crypto tại thời điểm đó bởi vì Uniswap là DEX đầu tiên sử dụng cơ chế AMM thay vì Order-book. Điều này đã tạo tiếng vang lớn đối với Uniswap để thu hút nhiều người dùng hơn nữa và là tiền đề để ra mắt phiên bản mới, đó là Uniswap V2.
Uniswap V3
Uniswap V3 được ra mắt trên mạng lưới Ethereum vào tháng 5/2021, và sau đó đội ngũ phát triển dự án cũng đã triển khai ngay trên nền tảng Layer 2 là Optimism nhằm hạn chế tối đã vấn đề nhức nhối nhất của blockchain Ethereum lúc bấy giờ, đó là chi phí giao dịch cao.
Uniswap V3 là phiên bản thứ ba của Uniswap sau 2 phiên bản V1 và V2 được ra mắt lần lượt vào 2018 và 2020 trước đó. Đây được xem như là một phiên bản cải tiến và vượt trội nhất so với 2 thế hệ đi trước được đội ngũ phát triển dự án xem như là chìa khóa để thay đổi cuộc chơi trong DeFi, giành lại vị trí dẫn đầu từ các đối thủ cạnh như SushiSwap hay Curve Finance,.. với nhiều tính năng khác biệt.
Sự Khác Biệt Giữa Uniswap V2 và Uniswap V3
Một trong những tính năng nổi bật nhất phải kể đến của Uniswap V3 đó chính là “Concentrated Liquidity” hay còn gọi là tính thanh khoản phi tập trung. Uniswap đã tự tin tuyên bố với thế giới rằng mức độ hiệu quả của tính năng này sẽ khiến cho Uniswap V3 đạt hiệu suất gấp 4000 lần so với phiên bản trước đó là Uniswap V2.
Concentrated Liquidity
Để minh chứng rõ ràng nhất cho anh em thấy về tính năng này, chúng mình sẽ lấy ví dụ về trường hợp của Pool DAI/USDC. Bởi vì đang nói đến cặp giao dịch stablecoin nên hầu hết các giao dịch sẽ diễn ra trong phạm vi khoảng từ $0,99 đến $1,01, điều đó cũng đồng nghĩa với việc thanh khoản nằm ngoài vùng trên sẽ không có. Với cơ chế đường cong giá được áp dụng trong hầu hết các AMM hàng đầu hiện nay – tức là các Liquidity Providers sẽ cung cấp thanh khoản từ 0 đến vô cực, thì trường hợp trên sẽ khiến cho hầu hết thanh khoản trở nên nhàn rỗi và không mang lại lợi ích cho chính các LP khi họ phải đối mặt với một số rủi ro khi thực hiện cung cấp thanh khoản như “Impermanent loss”.
Chính vì vậy trên Uniswap V3, người dùng có thể cung cấp thanh khoản trong 1 khoảng giá nhất định mà họ muốn từ đó có thể đạt được sự hiệu quả trong việc sử dụng dòng tiền và tối ưu hóa lợi nhuận nếu có chiến thuật phân bổ hợp lý.
Với tính năng nổi bật này, đội ngũ phát triển bên phía Uniswap đã tự tin tuyên bố về mức độ hiệu quả lên đến 4000 lần so với phiên bản Unswap V2 trước đó – một công cụ hiệu quả trong cuộc chiến giành lại ngôi vương từ các đối thủ cạnh tranh như SushiSwap hay Curve Finance,..
Flexible Fees
Ở phiên biên Uniswap V1, phí giao dịch được quy định ở mức 0,3% và tất cả đều sẽ được chia cho các Liquidity Providers để trả thưởng. Uniswap V2 như mình đã đề cập đó là triển khai cơ chế sử dụng 0,05% của 0,3% phí giao dịch làm quỹ phát triển và cơ chế này cũng có thể được hủy bỏ theo số lượng biểu quyết của cộng đồng bất kỳ lúc nào.
- Giờ đây, Uniswap V3 mang đến cho cộng đồng quản trị sự linh hoạt trong các mức phí:
- 0,05% – Được sử dụng trong các cặp giao dịch Stablecoin
- 0,3% – Đối với phần lớn các Pools thông thường
- 1% – Được áp dụng đối với những cặp giao dịch hiếm, nguồn cung ít mà nhu cầu giao dịch cao
Điều này cho thấy Uniswap đang hướng tới việc phục vụ cho nhiều loại Pools, nhiều loại tài sản khác nhau. Thâm chí, đội ngũ phát triển dự án còn gia tăng sự linh hoạt bằng cách cho phép ban quản trị có thể thêm các mức phí bổ sung khác.
Range Orders
Đây là một tính năng khá thú vị được phát triển trong Uniswap V3 nhằm mục đích tối ưu tính năng thanh khoản tập trung.
Tính năng của Range Orders có thể được sử dụng cho nhiều mục đích cùng lúc đó là cung cấp thanh khoản cho 1 token được chọn qua đó nhận về phí giao dịch thường vừa có thể đặt lệnh bán chốt lời. Ví dụ cụ thể như sau:
Giả sử giá hiện tại của DAI là 1,001 USDC và trong trường hợp này anh em có thể cung cấp thanh khoản có giá trị $100,000 trong khoảng giá từ $1,001 đến $1,002. Ngay khi giá của DAI tăng trở lại trên $1,001 thì anh em sẽ được nhận phí giao dịch trả thưởng cho việc đã cung cấp thanh khoản cho DAI và khi giá DAI tăng lên trên $1,002, Uniswap sẽ tự động chuyển đổi lượng DAI mà bạn cung cấp thanh khoản sang USDC. Lúc này, anh em hoàn toàn có thể rút được $100,000 USDC cùng với phần thưởng cho việc cung cấp thanh khoản mà anh em kiếm được. Tiện lợi mà đúng không anh em.
Advanced Oracles
Phiên bản Uniswap V3 cũng đã cho thấy sự nâng cấp đáng kể đối với các giao thức Oracles TWAP – Time Weight Average Price của mình. Mình sẽ không nói quá sâu về mặt kỹ thuật ở đây nhưng sự phát triển này đã góp phần tạo ra các oracles được nâng cấp một cách dễ dàng và rẻ hơn rất nhiều. Đội ngũ phát triển dự án đã nói rằng, sự nâng cấp này có thể giảm đến 50% phí gas đối với các giao dịch so với phiên bản trước là Uniswap V2.
Tiềm Năng Phát Triển Của Uniswap V3
Kể từ khi ra đời Uniswap đã là DEX hàng đầu và là một trong những nền tảng DeFi phổ biến nhất thế giới. Với việc liên tục đổi mới bản thân để loại bỏ những đối thủ cạnh tranh, Uniswap thực sự xứng đáng với danh hiệu “King of DEX” ở thời điểm hiện tại với Trading Volume 24h luôn ở mức từ hàng trăm thậm chí xấp xỉ 1,2 tỷ USD đồng thời lượng TVL lên đến 8 tỷ USD.
Kể từ khi ra mắt Uniswap V3, họ đã phát triển hệ sinh thái của mình một cách nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua chứ không chỉ đơn thuần là một DEX nữa. Và nếu so sánh với lượng TVL gần 8 tỷ USD của Uniswap thì các dự án trong hệ sinh thái của nó vẫn đang có lượng TVL khá khiêm tốn khi chỉ xấp xỉ ở mức vài triệu USD.
Vì vậy, anh em có thể quan sát để ý để phát hiện ra những dự án tiềm năng có thể giành lấy thị phần trên Uniswap V3 để đầu tư hoặc anh em cũng có thể đầu tư trực tiếp vào native token của Uniswap là UNI hoặc anh em cũng có thể làm airdrop, testnet, retroactive,…
Tổng kết
Trên đây là một số những chia sẻ của mình về Uniswap và sự khác biệt giữa Uniswap V2 và Uniswap V3, tất nhiên bài viết này cũng không thể khai thác được tất cả mọi khía cạnh của một trong những dự án DeFi hàng đầu hiện nay như Uniswap được. Tuy nhiên, mình mong rằng qua bài viết này anh em có thể có những cái nhìn khách quan và tổng quát hơn về dự án để từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp nhất với bản thân.