Beng Beng Gaming

Tokenomics Là Gì? Hiểu Rõ Về Tokenomics Siêu Đơn Giản

bengbenggaming 08/04/2022 │ 04:36 BBG Library
Tokenomics Là Gì? Hiểu Rõ Về Tokenomics Siêu Đơn Giản

Tokenomics là gì?

Tokenomics – một khái niệm khá quen thuộc và góp phần quan trọng tác động lớn đến các quyết định đầu tư. Nhưng có một sự thật là nhiều người vẫn chưa hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của nó! Vậy trong bài viết này, Beng Beng Gaming sẽ cùng mọi người tìm hiểu về Tokenomics nhé!
Về mặt khái niệm, Tokenomics được ghép bởi hai từ Token và Economics. Nó là mô hình thể hiện bản chất kinh tế học của token ở trong thế giới blockchain.
Tokenomics được xây dựng và áp dụng vào từng dự án cụ thể với mục tiêu vừa hài hòa vừa phù hợp với cơ chế vận hành!

Tokenomics quan trọng như thế nào?

Đa phần khi tham gia thị trường Cryptocurrency mọi người đều muốn mua giá thấp bán giá cao, vị thế của chúng ta là những nhà đầu tư nhỏ lẻ(Retail Investor).
Mọi người sẽ nhìn vào những yếu tố nào để quyết định xem có xuống tiền đầu tư hay không? 
– Mức giá của token
– Công nghệ cốt lõi
– Đội ngũ
– Partner
– Cộng đồng
– Ứng dụng thực tiễn(Mass Adoption)…
Các yếu tố trên đều quan trọng khi chúng ta tìm hiểu bất cứ một dự án nào trước khi quyết định có đầu tư hay không? Nhưng một yếu tố được xếp trên cả các yếu đó nữa, chính là Tokenomics.
Như vậy, Tokenomics thể hiện những điểm sau khiến nó trở nên quan trọng
– Mức độ tăng trưởng, long-term của dự án
– Thể hiện niềm tin dành cho nhà đầu tư
– Thể hiện sự minh bạch, rõ ràng
– Năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ

Các yếu tố cấu thành Tokenomics

Phần này có vẻ hơi lý thuyết và nhàm chán nhưng đặc biệt quan trọng với những anh em mới vào thị trường. Hành trình vạn dặm khởi đầu bằng một bước chân đầu tiên mà.
Điều đầu tiên cần quan tâm tới ở đây là dự án xây dựng token trên một mạng lưới blockchain riêng biệt(single-chain), sử dụng cross-chain, hay xây dựng token trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau(multi-chain). Sau đó là các thành phần cơ bản của Tokenomics.

Coin/Token Supply

Mọi người search Trên CoinGecko hay CoinmarketCap thì sẽ thấy 3 dạng Supply: Circulating Supply, Total Supply và Max Supply.
– Circulating Supply là tổng số lượng token thực tế đang lưu hành trên thị trường.
Circulating Supply = Total Supply – Số Token đang bị Lock – Số lượng Token đã đốt
– Total Supply là khái niệm chỉ tổng số lượng token đã cung ra thị trường
Total Supply = Circulating + Token đang bị lock – Số lượng Token đã đốt.
– Max Supply là tổng số lượng token tối đa mà dự án có thể cung ra thị trường.

Market Cap & Fully Diluted Valuation

– Market Cap là tổng vốn hóa của token đang lưu thông thực tế trên thị trường.
Market Cap = Token Price x Circulating Supply
– Fully Diluted Valuation (FDV) là vốn hoá được pha loãng hoàn toàn của một dự án. Cụ thể FDV được tính như sau:
FDV = Token Price x Max Supply

Token Governance

Token Governance là quyền quản trị dành riêng cho những holders token của dự án. Khi nắm giữ một số lượng token nhất định, holders sẽ có được chức năng quản trị,
khả năng tham gia vào vote các quyết định liên quan đến sự phát triển của dự án.

Token Allocation

Token Allocation là lượng phân bổ token cho các thành phần tham gia vào dự án(phân bổ token ở đâu? cho ai và như thế nào). Token Allocation sẽ giúp chúng ta biết được tỷ lệ phân bổ token giữa các nhóm có hợp lý hay chưa, cũng như sự tác động của chúng đến tổng quan dự án.
Thông thường, một dự án sẽ phân bổ số lượng token ra cho từng thành phần sau:

  • Seed / Private / Public Sale
  • Team & Advisors
  • Marketing
  • Liquidity & Listing
  • Foundation Reserve
  • Airdrop / Retroactive

Token allocation của AXS(Axie Infinity)

Token Vesting

Token Vesting là kế hoạch phân phối token ra thị trường lưu thông của một dự án. Tương tự như Token Allocation, Token Vesting ảnh hưởng rất lớn đến giá của token cũng như động lực hold token của cộng đồng.

Token vesting của AXS(Axie Infinity)

Hiện tại trên thị trường có 2 kiểu phân bổ token:
– Phân bổ token theo lịch trình định sẵn
– Phân bổ token theo hiệu suất và nhu cầu sử dụng
Thông thường chúng ta sẽ thấy kiểu phân bổ theo lịch trình định sẵn được sử dụng nhiều hơn!

Token Use Case

Token use case là mục đích sử dụng của token. Đây cũng là một yếu tố quan trọng để bạn có thể đánh giá được giá trị nội tại của một token.
Thông thường Token sẽ có những chức năng sau:
– Staking
– Farming
– Phí giao dịch
– Governance
Trong tất cả các yếu tố kể trên thì chúng ta cần tập trung vào 3 yếu tố cực quan trọng đó chính là Token Allocation, Token Vesting, Token Use Case.

Token on-chain cơ bản

Sau khi đã hiểu và nắm được thông tin về Token Allocation và Token Vesting thì chúng ta cần phải follow xem dự án có thực hiện đúng việc phân bổ token cũng như việc phân phối token có đúng thời gian đã nêu.
Một trong những cách để kiểm tra là sử dụng các dữ liệu On-chain, nó rất rõ ràng và minh bạch.
Ví dụ với dự án có token được build trên mạng lưới của BNB chain(Binance Smart Chain trước đây) thì chúng ta nên kiểm tra các thành phần sau:
– Kiểm tra token phân bổ từng phần có được khóa hay không?(Team, Advisor, Ecosystem…) như trong whitepaper đưa ra.
– Kiểm tra thanh khoản của dự án
+) Add thanh khoản có đúng số lượng so với whitepaper?
+) Thanh khoản có được khóa hay không? Nếu khóa thì khóa trong bao lâu?
+) Thanh khoản có được add thêm hay bị remove theo thời gian hay không?
tokenomics-la-gi-hieu-ro-ve-tokenomics-sieu-don-gian

Kết luận

Trong bài viết này, Beng Beng Gaming đã chia sẻ với mọi người về thuật ngữ Tokenomics, các thành phần cơ bản cũng như những insight quan trọng khi quan sát Tokenomics một dự án nào đó.
Hi vọng với bài viết này, anh em sẽ có những thông tin hữu ích để phục vụ quá trình đầu tư của bản thân.
Nếu như có bất kỳ câu hỏi hoặc suggest về một tokenomics mà anh em cần phân tích, hãy mạnh dạn đưa ra nhé!
Bài Viết Liên Quan

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments