Beng Beng Gaming

Tether (USDT) Là Gì? Những Ưu Nhược Điểm Của Đồng Stablecoin Hàng Đầu 2022

Tether (USDT) Là Gì? Những Ưu Nhược Điểm Của Đồng Stablecoin Hàng Đầu 2022

Tether (USDT) là một stablecoin mà tất cả anh em trong thị trường Crypto đều biết. Nhưng những lợi ích mà nó mang lại cũng như những nhược điểm của nó là gì? Có nên tích trữ USDT hay không? Hãy cùng BBG tìm hiểu nhé.

Tether (USDT) là gì?

USDT hay còn gọi là Tether, được xem là stablecoin được neo giá với đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ quy đổi 1:1 (khi bạn có 1000 USD bạn có thể mua được 1000 USDT). Các đồng USDT sẽ đại diện cho đồng tiền pháp định của bạn và hoạt động trên thị trường tiền điện tử.

USDT ra mắt vào năm 2014 bởi công ty Tether Limited, là tài sản được phát hành trên Blockchain Bitcoin thông qua giao thức lớp Omni (hiện đang chạy trên gần như toàn bộ blockchain) với mục đích tạo giúp việc trao đổi các đồng tiền điện tử và tiền tệ fiat trở nên dễ dàng hơn

Cũng tương tự các đồng Bitcoin, Ethereum và các crypto khác, người dùng có thể giao dịch, lưu trữ và chi tiêu USDT (Tether) trên bất cứ ví điện tử nào.

Ưu điểm của đồng USDT

Thời gian giao dịch

Thời gian giao dịch USDT được hoàn thành chỉ với vài phút thay vì 1-4 ngày so với việc gửi và rút USD trên các sàn giao dịch, điều này có tác dụng giúp các nhà giao dịch tiền điện tử nhanh chóng chuyển tiền để tận dụng các cơ hội chênh lệch giá. 

Phí giao dịch

USDT tính phí giao dịch gần như bằng 0 giữa các ví thay vì chuyển khoản SWIFT rất tốn kém, chi phí trung bình khoảng 30 USD. Chưa kể nếu bạn đang sử dụng một loại tiền tệ khác với loại tiền được hỗ trợ bởi sàn giao dịch, bạn sẽ bị tính thêm phí chuyển đổi Forex và tỷ lệ phần trăm trên chuyển khoản..

Ổn định giá

Tiền điện tử nổi tiếng là dễ bốc hơi chỉ trong một khoảng thời gian. Vì vậy, một loại stablecoin như đồng USDT là cực kỳ hữu ích, đặc biệt đối với các nhà giao dịch nhỏ, không có sẵn thị trường thanh khoản.

Nhược điểm của USDT

Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì USDT cũng tồn tại một số nhược điểm như sau

Sự nghi ngờ về khả năng thanh khoản

Mỗi stablecoin đều có những cơ chế khác nhau để đảm bảo sự ổn định giá. USDT được giới thiệu là có nguồn cung 1:1 với USD ở quỹ dự trữ Tether. Tuy nhiên Tether đã không chứng minh được họ có đủ nguồn cung USD dự trữ để đảm bảo tỷ lệ 1:1 cho USDT do chưa bao giờ có một cuộc kiểm toán độc lập đủ uy tín, họ cũng chấm dứt quan hệ với công ty kiểm toán của mình vào năm 2018.

Vào tháng 4 năm 2019 thống đốc New York Letitia James đã tố cáo iFinex Inc. công ty mẹ của Tether Ltd. và nhà điều hành sàn giao dịch tiền điện tử Bitfinex đã che giấu khoản lỗ 850 triệu USD của khách hàng và quỹ công ty từ các nhà đầu tư, ông cáo buộc họ đã rút 700 triệu USD từ quỹ dự trữ tiền mặt của USDT để che giấu các khoản lỗ. Điều này làm dấy lên nghi ngờ về việc USDT có đảm bảo đủ nguồn cung tiền mặt để đảm bảo giá trị cho USDT hay không, khiến cho trong một thời gian ngắn giá của USDT đã giảm xuống 0,9 USD.

Sau vụ tai tiếng trên, Tether Limited tuyên bố rằng chủ sở hữu của USDT không có quyền hợp đồng và các yêu cầu pháp lý khác hoặc đảm bảo rằng tether sẽ được mua lại hoặc đổi thành USD . Vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, luật sư của Tether Limited tuyên bố rằng mỗi Tether chỉ được hỗ trợ bởi 0,74 đô la tiền mặt và tài sản có giá trị tương đương. Tuy nhiên việc USDT được hỗ trợ bởi USD không hoàn toàn đồng nghĩa bạn có thể quy đổi USDT thành USD nếu có nhu cầu. Thực tế thì năm 2017 Tether đã không thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng.

Cáo buộc thao túng giá

Nghiên cứu của John M. Griffin và Amin Shams vào năm 2018 cho thấy rằng giao dịch liên quan đến việc tăng số lượng USDT và giao dịch liên kết tại sàn giao dịch Bitfinex chiếm khoảng một nửa mức tăng giá của bitcoin vào cuối năm 2017.

tether-usdt-la-gi-uu-nhuoc-diem-stablecoin-2022

Tether bị cáo buộc hợp tác với Bitfinex thao túng giá

Các phóng viên từ Bloomberg đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những mức giá của BTC bị thao túng trên sàn giao dịch Kraken. Các giao dịch bị nghi ngờ bao gồm các đơn đặt hàng nhỏ cộng lại tương đương với các đơn đặt hàng lớn và kích thước đơn đặt hàng cụ thể một cách kỳ lạ – nhiều lệnh mua có đơn vị nhỏ tới năm chữ số thập phân, và một số đơn hàng giống nhau lặp lại thường xuyên. Theo Giáo sư Rosa Abrantes-Metz của Đại học New York và cựu giám định ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mark Williams, những lệnh có kích thước kỳ lạ này có thể là các Wash Trade( những lệnh mua và bán với cùng một giá để tăng khối lượng giao dịch của thị trường)

Bảo mật

Khoảng 31 triệu USD token USDT đã bị đánh cắp khỏi Tether vào tháng 11 năm 2017. Phân tích sau đó về Blockchain của Bitcoin cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa vụ hack Tether và vụ hack Bitstamp vào tháng 1 năm 2015. Để thu hồi lại số tiền bị trộm, Tether đã tạm ngừng giao dịch và tuyên bố sẽ tung ra phần mềm mới để triển khai “hard fork” khẩn cấp nhằm khiến tất cả các token mà Tether đã xác định là bị đánh cắp trong vụ trộm không thể giao dịch được. Tether đã tuyên bố rằng kể từ ngày 19 tháng 12 năm 2017, họ đã kích hoạt lại các dịch vụ ví tiền điện tử một cách giới hạn và bắt đầu xử lý các giao dịch đang chờ.

Tại sao bạn nên mua USDT khi đầu tư Crypto

tether-usdt-la-gi-uu-nhuoc-diem-stablecoin-2022

Giá trị của Tether

Do USDT là một loại stablecoin nên bạn có thể dùng để mua hoặc bán các Altcoin mà không lo ngại gặp rắc rối khi giá tiền điện tử biến động. Việc nắm giữ USDT cũng đảm bảo giá trị tài sản cho bạn nếu bạn muốn chốt lời trong khi thị trường đang trên đà xuống dốc. Tuy nhiên hiện nay USDT không còn là một stablecoin độc quyền. Bạn có thể dùng nhiều stablecoin khác thay thế như BUSD, USDC, PAX…Những stablecoin mới này không phổ biến bằng USDT nhưng uy tín không hề kém cạnh.

Tổng kết

Qua bài viết trên Beng Beng Gaming đã khái quát về những ưu điểm cũng như những nhược điểm mà Tether đang mắc phải. Từ đó anh em có thể cân nhắc cho mình về việc có nên nắm giữ một lượng lớn Tether hay không.

Bài viết liên quan

 

0 0 votes
Article Rating
Theo dõi
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments