NFT Là Gì? Tại Sao NFT Lại Thu Hút Được Nhiều Sự Quan Tâm Của Giới Đầu Tư Crypto Trong Năm 2022
Năm 2021 là một năm đánh dấu sự bùng nổ của NFT, khi mà thị trường này đã tăng tới 21.000% trong năm. Chính vì tiềm năng tăng trưởng to lớn đó, thị trường NFT trong năm 2022 đã thu hút được dòng tiền lớn đổ vào từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề truyền thống khác nhau.
Hiện tại, NFT là một trong những nền tảng quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số mới được hỗ trợ bởi blockchain. NFT đã và đang được thử nghiệm trong nhiều lĩnh vực như gaming, nhận dạng kỹ thuật số, cấp phép, chứng chỉ và mỹ thuật. Thậm chí, người sử dụng có thể chia nhỏ và sở hữu theo tỷ lệ đối với các mặt hàng có giá trị cao.
Vậy NFT là gì? Tại sao NFT lại thu hút được sự quan tâm lớn như vậy? Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé
NFT Là Gì?
NFT là thuật ngữ viết tắt của “Non-fungible token”, là một loại tiền mã hóa độc nhất, không thể thay thế bởi một NFT khác. Các NFTs thường đại diện cho một tài sản số nào đó, hoặc tài sản được token hóa từ thế giới thực. Vì mỗi NFT là duy nhất và chúng không thể hoán đổi cho nhau, nên chúng có thể hoạt động như bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Nhưng các (NFT) Non-fungible Token thì đại diện cho những vật phẩm hay tài sản có giá trị sưu tầm khác nhau, chính vì thế NFT được ứng dụng rất nhiều bởi các nghệ sĩ, họa sĩ hay nhà phát triển game để token hóa các sản phẩm của mình và biến chúng trở thành duy nhất.
Nguồn Gốc Ra Đời Của NFT
Crypto Kitties một trong những bộ sưu tầm NFT đời đầu
Trong suốt 2 năm downtrend của thị trường Crypto (2017 – 2019), điều tốt nhất mà các dự án có thể làm đó chính là tập trung vào việc xây dựng và tạo ra các sản phẩm thực với giá trị thật, đây chính xác là những gì mà các dự án NFT hàng đầu đã nỗ lực thực hiện xuyên suốt chu kỳ đã qua.
Thời kỳ đầu của NFT gắn liền với cái tên Crypto Kitties từng dậy sóng thị trường khi làm nghẽn mạng Ethereum cuối năm 2017. Giờ đây sau hơn 3 năm lớn mạnh, hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép đa dạng.
Sau khi thị trường NFT tăng vọt gần 300% vào năm 2020 lên hơn 250 triệu USD mỗi năm, những tài sản kỹ thuật số tiện lợi này đã chiếm được niềm tin của những nhà đầu tư và giao dịch chúng. Ngoài ra, số lượng ví giao dịch trong năm 2021 vừa qua đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2022 lên hơn 220.000 Ví.
Ngày nay, không nhất thiết phải tham gia vào thị trường tiền điện tử anh em mới có thể nghe được, biết đến cụm từ NFT. Khi ngày càng có nhiều các doanh nghiệp truyền thống, hay các KOLs nổi tiếng trên toàn thế giới biết đến và tin dùng. Họ sử dụng NFT như một công cụ để đưa các sản phẩm, mặt hàng kinh doanh của công ty mình lên blockchain, và công nghệ hóa chúng.
Còn đối với các KOLs, NFT chính là cầu nối giúp lan tỏa hình ảnh, thương hiệu cá nhân của họ đến và tiếp cận được với nhiều lượng fan hâm mộ của mình hơn.
NFT Hoạt Động Như Thế Nào?
NFT khác với các mã thông báo ERC-20 như DAI và LINK ở chỗ mỗi mã thông báo là duy nhất và không thể phân chia. NFT cho phép chuyển nhượng hoặc yêu cầu quyền sở hữu bất kỳ phần dữ liệu kỹ thuật số duy nhất nào, có thể được theo dõi bằng cách sử dụng blockchain của Ethereum như một sổ cái công khai .
Là một đại diện tài sản kỹ thuật số hoặc phi kỹ thuật số, NFT được tạo ra từ các mục kỹ thuật số. Ví dụ: NFT có thể đại diện cho các mục trong thế giới thực như tài liệu pháp lý, chữ ký hoặc nghệ thuật kỹ thuật số như video hoặc nhạc. Vậy, nghệ thuật kỹ thuật số NFT là gì? Nghệ thuật kỹ thuật số NFT là một tài sản dựa trên Ethereum phản ánh chứng chỉ quyền sở hữu và tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật.
Các bước để Mint 1 NFT cơ bản
Tại bất kỳ thời điểm nào, một NFT chỉ có thể có một chủ sở hữu. ID duy nhất và siêu dữ liệu mà không mã thông báo nào khác có thể sao chép được dùng để quản lý quyền sở hữu. Hợp đồng thông minh , chỉ định quyền sở hữu và chi phối khả năng chuyển nhượng của NFT, được sử dụng để tạo ID duy nhất và siêu dữ liệu.
Khi ai đó tạo hoặc đúc NFT , họ đang thực thi mã từ các hợp đồng thông minh tuân theo các tiêu chuẩn khác nhau, chẳng hạn như ERC-721. Dữ liệu này được lưu trữ trên blockchain, là nơi xử lý NFT.
Hơn nữa, NFT có một số thuộc tính duy nhất như sau:
Các thuộc tính độc nhất của NFTs
Tính Chất Của NFT
NFT là cách để lưu trữ các tệp tin trên các blockchain, nên chúng sở hữu các đặc điểm cơ bản của token trên blockchain nói chung và các đặc điểm của NFT nói riêng:
- Tính độc nhất: Các token này là độc nhất, kể cả những người khác có tạo ra những tập tin y hệt thì chúng vẫn khác với những tập tin được tạo ra từ trước đó.
- Tính vĩnh cửu: Sự tồn tại của các token này là vĩnh viễn, kèm theo các thông tin trong token đó ví dụ như các tin nhắn, bức ảnh, âm thanh, hay các dữ liệu,…
- Có thể được lập trình: NFT cũng là các dòng code trên blockchain, và luôn luôn có thể xác minh được tác giả của NFT, kể cả tác phẩm có qua tay bao người sở hữu đi chăng nữa.
- Không cần được cấp phép: Đây là đặc điểm của tùy loại NFT. Nếu NFT đó được tạo ra ở trên một mạng lưới blockchain mở, thì NFT đó cũng thừa hưởng đặc tính của mạng lưới là có thể được truy cập tùy ý.
- Tính sở hữu: Những người sở hữu NFT có toàn quyền quyết định sở hữu, sử dụng NFT đó.
NFT Khác Với Tiền Điện Tử Và Tiền Pháp Lý Như Thế Nào
NFT so với Bitcoin và các loại tiền pháp lý khác
Giá trị của NFT xoay quanh bản chất không thể thay thế và tính độc nhất của các tài sản kỹ thuật số này, đây là tính năng giúp chúng khác biệt với tiền điện tử, vì NFT và tiền điện tử không giống nhau. Mỗi NFT có một tập hợp các thuộc tính độc đáo của riêng nó – chẳng hạn như kích thước, độ khan hiếm, người tạo, v.v. – và do đó không thể thay thế cho một nội dung khác.
Ngược lại, Bitcoin ( BTC ) là một tài sản có thể thay thế được. Nếu bạn đủ may mắn sở hữu 1 BTC và bạn đổi nó lấy 1 BTC khác thì mọi chuyện vẫn chưa có gì thay đổi. Bạn vẫn có cùng một lượng Bitcoin để sử dụng hoặc nắm giữ, hay còn gọi là “hold”. Điều tương tự cũng đúng đối với các loại tiền tệ fiat, chẳng hạn như USD, Euro, hoặc VND,…
Ví dụ: 1 tờ 500.000 VNĐ có thể đổi cho bất kỳ tờ 500.000 VNĐ nào khác, bất kể đặc điểm nào, chẳng hạn như số seri hoặc mã của tờ tiền đó. Còn NFT thì không thể làm vậy. Mỗi 1 NFT có 1 đặc tính riêng không thể trao đổi được với nhau trừ khi 2 bên đồng ý trao đổi.
Định Giá NFT
Về lý thuyết, bất kỳ ai cũng có thể mã hóa công việc của mình và bán nó dưới dạng NFT, nhưng các tiêu đề gần đây về các giao dịch mua hàng triệu đô la đã thu hút sự chú ý.
Ví dụ, Grimes đã bán một số bức tranh kỹ thuật số của mình với giá hơn 6 triệu đô la. Nghệ thuật không phải là thứ duy nhất được mã hóa và bán. Với giá thầu đạt 2,5 triệu đô la, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey đã tài trợ NFT cho dòng tweet đầu tiên.
Sorare, một công ty Pháp cung cấp thẻ giao dịch bóng đá dưới dạng NFTs, đã huy động được 680 triệu đô la (498 triệu bảng Anh). Tuy nhiên, cũng như đối với tiền điện tử, có những lo ngại về tác động môi trường của NFT .
Trước hết, ta cần hiểu rằng NFT được xem là các món vật phẩm dùng để sưu tầm hay như một bức tranh, chứ không phải là dạng token có rất rất nhiều incentives để làm tăng buy demand.
Do đó, việc định giá NFT cũng giống như việc định giá một món đồ quý ngoài đời thật, cứ người nào cảm thấy nó có giá, thì nó sẽ có giá.
Ví dụ: Có rất nhiều bức tranh trừu tượng đáng giá vài nghìn đô nhưng rất ít người hiểu ý nghĩa thật sự của nó.
Tại Sao NFT Lại Nhận Được Sự Quan Tâm Lớn Đến Như Vậy?
Câu trả lời phần lớn sẽ nằm ở mức lợi nhuận mà NFT mang lại.Chưa có một đồng coin nào có thể tạo lợi nhuận kỷ lục 100.000% trong 3 ngày như NFT bức tranh “Trump” từ Hash Marks. Sự khan hiếm của các NFT độc lạ có tiềm năng tăng giá không tưởng.
Công nghệ blockchain cho phép thú sưu tầm 4.0 giờ đây minh bạch và thuận tiện hơn. Bạn có thể truy xuất nguồn gốc, xác nhận chủ nhân bức tranh trị giá cả tỷ đồng chỉ với vài cú click chuột đơn giản. Thậm chí lịch sử giao dịch của nó đều được ghi lại trên chuỗi. Yếu tố hàng giả hàng nhái bị loại bỏ hoàn toàn.
Việc token hóa các tài sản trên chuỗi mở ra khả năng lưu trữ an toàn, bảo mật và hiệu quả hơn so với thú sưu tầm đồ truyền thống. Bằng chứng là các nhà đấu giá danh tiếng như Christie’s đang chào bán những NFT đầu tiên. Hơn hết là lợi ích từ việc thanh toán xuyên biên giới bằng tiền mã hóa sẽ giúp chi phí giao dịch thấp hơn và thời gian chờ ngắn hơn các phương pháp truyền thống.
Các Lĩnh Vực Kinh Doanh Truyền Thống Đang Dần NFT Hóa
NFT được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là về nghệ thuật
Các mặt hàng trong thế giới thực như tác phẩm nghệ thuật và bất động sản có thể được thể hiện bằng NFT. Những hàng hóa hữu hình trong thế giới thực này có thể được “mã hóa” để mua, bán và giao dịch hiệu quả hơn đồng thời giảm nguy cơ gian lận.
Hiện tại có một số ngành nghề, sản phẩm dịch vụ đang áp dụng mạnh mẽ NFT vào mô hình kinh doanh và đạt được lợi nhuận cao như:
- Tác phẩm nghệ thuật:
- Thời trang
- Giấy phép và chứng chỉ
- Thể thao
- Gaming
Tương Lai Phát Triển Của NFT
Thị trường NFT đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng trong hơn một năm. Vào năm 2020, hầu hết các nền tảng NFT phổ biến vẫn chưa ra mắt, trong khi đầu năm 2021 đã gặp phải sự gia tăng chưa từng có về hoạt động và khối lượng giao dịch. Ngay cả khi xu hướng này tiếp tục với tốc độ chậm hơn, tỷ lệ chấp nhận NFT tổng thể (như nghệ thuật tiền điện tử) có thể sẽ vẫn chưa từng có trong những năm tới.
Mặc dù khó định giá các mã thông báo non fungible, nhưng các tính năng như tính độc nhất, khả năng giao dịch, tài năng và liệu nghệ sĩ ban đầu đứng sau việc bán hàng đều ảnh hưởng đến giá cả. Làn sóng tiếp theo của thị trường NFT có thể chứng kiến các mã thông báo tiến vào một cơn sốt khác đã khiến thị trường tiền điện tử nổi cơn bão: tài chính phi tập trung (DeFi).
Tổng Kết
Mặc dù đã có bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2021 vừa qua, tuy nhiên thị trường NFT vẫn đang rất tiềm năng và thu hút được rất nhiều nhà đầu tư lớn. Bằng chứng chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2022 doanh thu của NFT đã đạt 37 tỷ USD, gần bằng doanh thu cả năm 2021 là 40 tỷ USD.
Anh em nghĩ sao về tiềm năng tăng trưởng của thị trường đầy tiềm năng này? Đừng quên follow Beng Beng Gaming để có thể cập nhật được những thông tin mới nhất về thị trường NFT nhé!
Bài Viết Liên Quan