Multi-chain là gì? Xu Hướng Đầu Tư Trọng Điểm Trong Năm 2022
Nhắc đến Cross – Chain mà không nhắc đến Multi – Chain quả là một thiếu sót. Vậy Multi – chain là gì? Cross – Chain và Multi-chain khác nhau như thế nào? Và Multi-chain liệu có trở thành xu hướng đầu tư trọng điểm trong năm 2022. Bài viết này sẽ giúp anh em giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.
Multi-Chain Là Gì?
Multi – chain là một thuật ngữ mang nghĩa “đa chuỗi, đa nền tảng”. Cụ thể hơn trong thị trường crypto, nếu một dự án nào đó được triển khai trên Multi-chain đồng nghĩa với việc dự án đó đang được triển khai trên ít nhất hai chuỗi, đó có thể là Ethereum, Binance Smart Chain, Solana, Polkadot, Avalanche hoặc các blockchain khác.
Phân Biệt Multi-Chain Với Cross-Chain
Trước tiên anh em cần xem lại bài viết này để hiểu rõ hơn về Cross-Chain là gì. Nhắc qua định nghĩa về Cross-Chain cho anh em
Cross-chain là chuỗi chéo, một giải pháp giúp chuyển tài sản từ chain này sang chain khác nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các chain, tức là các dự án hoạt động trong lĩnh vực Cross-chain sẽ có chức năng giúp người dùng kết nối và luân chuyển tài sản ở nhiều blockchain platform có cấu trúc khác nhau.
Cross chain giúp đưa tài sản từ blockchain này đến blockchain khác.
Tìm hiểu chi tiết về Cross-Chain tại: Bengbenggaming.com
Sự khác nhau giữa Multi-chain và Cross-chain
- Multi-chain chỉ nhiều chuỗi khác nhau. Khi dự án một dự án nào đó được triển khai Multi-chain, đồng nghĩa với việc ngoài chuỗi gốc ban đầu ra (có thể là Ethereum, BSC, hoặc chain khác,..) thì các dự án có thể triển khai một cách độc lập ở chuỗi khác như BSC hay Polkadot.
- Tuy nhiên để tài sản có thể luân chuyển giữa các chuỗi độc lập, anh em sẽ cần đến Cross-chain, đây là công cụ cho phép anh em chuyển tài sản giữa chuỗi Ethereum với các chuỗi khác trên thị trường.
Multi-Chain Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Các Dự Án Blockchain
Anh em có thể thấy trong bối cảnh thị trường crypto ngày càng phát triển, trên mỗi hệ sinh thái đều sẽ có những cái tên đặc biệt nổi bật. Ví dụ ở trên Ethereum có Uniswap, trên BSC có PancakeSwap, trên Polygon có Quickswap…
Tuy nhiên, các dự án này đều đang hoạt động độc lập với nhau, hạn chế khả năng tiếp cận của người dùng. Với công nghệ multi-chain giúp việc giao tiếp giữa các blockchain dễ dàng hơn, rất nhiều hạn chế được khắc phục, đem lại vô vàn lợi ích cho không chỉ người dùng mà cả các dự án.
Đối với người dùng:
Dễ dàng hơn trong việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trên các mạng lưới. Người dùng không còn bị bó buộc vào việc sử dụng các dịch vụ trên một hệ sinh thái duy nhất nữa. Giờ đây, người dùng sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng hơn, có thể tiếp cận tới những dịch vụ mà hệ sinh thái quen thuộc của họ vẫn chưa triển khai.
Đối với các dự án:
- Giải quyết được bài toán mở rộng: bằng việc áp dụng mô hình multi-chain, dự án sẽ tiếp cận được thêm những tệp khách hàng ở các hệ sinh thái khác nhau, mở rộng phạm vi hoạt động của dự án.
- Tận dụng những lợi thế của các blockchain khác: việc khởi chạy dự án đa chuỗi sẽ khắc phục được việc tắc nghẽn, tốc độ chậm ở chuỗi chính mà dự án được xây dựng; tận dụng tốc độ nhanh và chi phí rẻ của các chuỗi khác để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
- Giảm thiểu rủi ro: trong trường hợp một blockchain nào đó gặp vấn đề, bản thân dự án sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi dự án được triển khai trên nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Dấu Ấn Của Multi-Chain Trong Năm 2021
Triển vọng của một tương lai với các dự án đa chuỗi đã dẫn tới việc các nhà đầu tư đổ tiền vào các dự án được thiết kế để hỗ trợ nhiều mạng lưới blockchain. Các dự án này được thiết kế trên các mạng lưới layer-2 của Ethereum ngày từ đầu hoặc là trên các mạng blockchain khác ngoài Ethereum.
Theo như thống kê từ The Block Research chỉ ra có 836 dự án bao gồm các dự án về Defi, NFT, Gaming đã gọi vốn trong năm 2021,đa dạng về hệ sinh thái mà các dự án hỗ trợ.
33% trong các dự án đã gọi vốn trong năm 2021 hướng tới việc hỗ trợ đa chuỗi. Phần lớn các dự án tự gán mác là “multi-chain” đều tương thích với EVM, đồng nghĩa rằng các dự án này hỗ trợ Ethereum, các mạng lưới layer-2 của Ethereum và các mạng layer-1 tương thích khác như Avalanche, BSC, Fantom…
Sự phát triển của các cầu nối cross-chain cũng góp phần quan trọng trong bối cảnh áp dụng mô hình multi-chain vào các dự án hiện nay. Các cầu nối cross-chain đã xúc tiến việc áp dụng NFT giữa các mạng lưới layer-1, giúp NFT được phổ cập rộng rãi tới mọi người. Ví dụ: AnySwap công bố hỗ trợ cầu nối NFT giữa Ethereum và Fantom; cầu nối NFT của Wormhole V2 giữa Ethereum và Solana.
Các nền tảng DeFi nổi tiếng cũng đã dần được triển khai, mở rộng ra các hệ sinh thái khác:
- Uniswap: vào tháng 12/2021, cộng đồng Uniswap đã thông qua việc triển khai trên chuỗi Polygon PoS.
- Aave: đã triển khai nền tảng lending trên Polygon vào tháng 3. Vào tháng 8/2021, CEO Stani Kulechov công bố kế hoạch mở rộng nền tảng này trên hệ sinh thái Solana. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng cũng bao gồm việc triển khai qua giải pháp EVM tương thích của Neon Labs, Avalanche và các giải pháp Optimistic Rollup như Arbitrum, Optimism.
- AgeSwap: ban đầu được xây dựng trên BSC, Ape Swap tiếp tục mở rộng sang hệ Polygon vào tháng 7/2021.
- 1inch: bắt đầu triển khai từ Ethereum, 1inch đã mở rộng thêm sang hệ sinh thái BSC và Polygon trong năm 2021.
Một Số Dự Án Nổi Bật Đang Triển Khai Giải Multi-Chain
Với những lợi ích nếu trên thì việc triển Multi-chain chỉ là điều sớm muộn của các dự án nếu muốn thu hút người dùng và dòng tiền từ các hệ sinh thái khác. Trong phần dưới đây mình sẽ đưa ra Case Study của hai dự án Tether và Sushiswap để làm rõ tiềm năng của Multi-chain.
Tether
Là stablecoin nổi bật nhất, được mua bán nhiều nhất thông qua OTC và được mọi người quan tâm nhất mỗi khi có thông tin được công ty Tether in ra.
Bằng việc triển khai multi-chain từ rất sớm, Tether đã được phần lớn những nhà đầu tư tham gia thị trường crypto chấp nhận.
Hiện nay Tether đã có mặt trên hơn 20 hệ sinh thái: Ethereum, BSC, Solana, Algorand, HECO, Fantom, Polygon…
SushiSwap
SushiSwap là một sàn giao dịch tiền điện tử phi tập trung được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum. Nó sinh ra mục đích cải tiến nền tảng Uniswap (DEX dựa trên Ethereum phổ biến nhất trên thị trường tiền điện tử hiện nay).
Về hình thức và chức năng của SushiSwap cơ bản giống hệt so với Uniswap và còn được xem là một phiên bản fork của Uniswap, không sử dụng sổ lệnh (Order book). Thay vào đó, nền tảng sử dụng mô hình “tạo thị trường tự động” – AMM (Automated Market Maker), tại đó các nhà cung cấp thanh khoản đổ tiền vào các nhóm thanh khoản Liquidity Pool để các trader có thể giao dịch. Từ đó nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận được các khoản phí cho dịch vụ của họ.
SushiSwap là dự án Multi-chain tới nay đã hỗ trợ 14 mạng lưới với tổng lượng volume lên tới 167 tỷ USD (Cập nhật 07.01.2022).
Tổng Kết
Multi-chain và Cross-chain được nhiều chuyên gia đánh giá cáo và là tương lai trong ngành Cryptocurrency. Chúng ta không thể phủ nhận những sự tiện lợi mà chúng đem lại như một giải pháp nhằm tối ưu những vấn đề còn tồn đọng của Blockchain.
Tuy nhiên còn là quá sớm để nói rằng Multi-chain và Cross-chain là tương lai của công nghệ Blockchain. Phía trước vẫn còn một chặng đường dài với nhiều yếu tố cần phải xét tới trước khi xu hướng này trở thành hiện thực. Hy vọng bài viết này cung cấp cho anh em những thông tin hữu ích về multi-chain, từ đó anh em có thể nắm được xu hướng của thị trường, từ đó tìm kiếm được thêm nhiều cơ hội đầu tư.
Để cập nhật đầy đủ tin tức mới nhất và hot nhất về NFT Game, Anh em hãy follow đầy đủ các kênh Social của BengBengGaming nhé:
- BBG Telegram Channel: https://t.me/bengbengp2e
- BBG Telegram Group Chat: https://t.me/bengbengp2echat
- BBG Twitter: https://twitter.com/bengbengp2e
- BBG Youtube: https://www.youtube.com/c/bbgp2e
- BBG Fanpage: https://www.facebook.com/groups/bbgp2e
- BBG Website: https://www.bengbenggaming.com/
Bài Viết Liên Quan: