Metaverse Là Gì? Tiềm Năng Phát Triển Của Metaverse Trong Năm 2022
Metaverse liên tục được các kênh truyền thông đưa tin và đang ngày cả phổ biến từ khi Facebook đổi tên thành Meta. Vậy Metaverse là gì? Vì sao tới ngay cả gã khổng lồ Facebook cũng đổi tên công ty thành Meta? Anh em cùng Beng Beng Gaming tìm hiểu về khái niệm này nhé. Let’s go!!!
Metaverse là gì?
Metaverse là một từ ghép của Meta – nghĩa là Siêu Việt, và Verse, viết tắt của Universe – nghĩa là Vũ Trụ. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một thế giới kỹ thuật số, nơi mà bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng đều có thể tồn tại dưới dạng 3D, một thế giới kỹ thuật số, nơi mà bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng đều có thể tồn tại. Với metaverse, anh em có thể làm việc, gặp gỡ, chơi game và giao lưu với nhau trong những không gian 3D này.
Metaverse đang nổi lên trong không gian Crypto
Tên gọi Metaverse được nhà văn Neil Stephenson đưa ra lần đầu tiên trong cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng Snow Crash xuất bản năm 1992, nơi con người được đại diện bởi Avatar có thể tương tác với nhau. Stephenson đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả một thiết bị kế thừa dựa trên thực tế ảo cho Internet. Trong Snow Crash, Metaverse được mô tả như một thế giới mới có thể viết lại các chuẩn mực xã hội, các hệ thống giá trị và thoát khỏi sự cứng nhắc về văn hóa và kinh tế.
Đặc điểm của Metaverse
Một số đặc điểm của Metaverse có thể kể đến đó là:
- Sustainability: Khả năng duy trì và liên tục có những cải tiến về dịch vụ hay hệ sinh thái trong đó.
- Immersion: Mức độ chân thực của Metaverse, đặc điểm này trả lời cho câu hỏi liệu trải nghiệm của chúng ta trong Metaverse đạt được bao nhiêu % so với thực tế.
- Openness: Có nghĩa là Metaverse cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất kỳ lúc nào. Đồng thời đó phải là một không gian mở cho phép người dùng có thể thỏa thích sáng tạo mà không có bất kỳ một giới hạn nào.
- Economic System: Một hệ thống kinh tế song song với thực tế. Trong đó, người tham gia có thể chuyển đổi tài sản của mình giữa thế giới thực và Metaverse một cách dễ dàng, cũng như có thể dựa trên việc có những cải tiến sáng tạo đột phá trong metaverse để tích luỹ và gia tăng tài sản cho chính bản thân.
Các lớp Layer trong Metaverse
Có 4 lớp Layer cơ bản cấu tạo nên Metaverse bao gồm:
- Foundation Layer: Nền tảng cho sự kết nối, đó chính là mạng lưới Internet.
- Infrastructure Layer: Là cơ sở hạ tầng cho Metaverse, có thể kể đến các linh kiện phần cứng giúp chúng ta có những trải nghiệm chân thực. Ngoài các linh kiện phần cứng thì các công nghệ để hình thành lên metaverse cũng nằm trong Layer này (một số công nghệ có thể nói tới như là Blockchain, AI, Big Data,…).
- Content Layer: Trên Layer này chúng ta sẽ có những trò chơi, ứng dụng giúp người dùng đắm chìm trong một hoặc nhiều thế giới khác nhau, cho những trải nghiệm sống động nhất.
- True Metaverse: Đây là Layer cuối cùng của Metaverse, khi các Layer dưới phát triển tới một mức nào đó thì chúng ta sẽ có một Metaverse đúng nghĩa.
Trong quá trình phát triển, chúng ta có thể thấy được rằng, khi các Layer nền tảng được hoàn thành thì nó sẽ trở thành nền móng vững chắc để các Layer trên đó tăng trưởng. Và trong quá trình phát triển đó, các Layer sẽ luôn được cập nhật cũng như phát triển liên tục, cụ thể như sau:
- Internet hiện tại đã rất phát triển, tuy nhiên các đơn vị nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cho ra đời các công nghệ Internet khác nhau, ngày càng nhanh và tiện lợi hơn (điển hình có thể kể đến công nghệ 5G hiện nay).
- Trên Layer Internet, chúng ta có thể thấy Layer Infrastructure cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, các ông lớn vẫn đang rất mạnh tay trong cuộc đua linh kiện phần cứng, cũng như các công nghệ nền tảng đang ngày một đi vào thực tiễn đời sống.
- Ở Layer Content, chúng ta có thể thấy những hình thái đầu tiên của Metaverse dưới dạng các tựa game, và Layer này vẫn đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa từ Infrastructure để có thể thật sự bùng nổ trong tương lai.
Một số ứng dụng của Metaverse
Gaming
Các ông lớn ngành game truyền thống đang tích cực tham gia vào Metaverse
Nói một cách đơn giản, metaverse game là một thế giới ảo tồn tại song song với thế giới thật, liên tục vận hành ngay cả khi anh em có đang hoạt động trong game hay không. Nó có thể là một phần mở rộng của thế giới thực mà cũng có thể tách biệt khỏi thế giới thực (hãy tưởng tượng thế giới trong bộ phim Sword Art Online).
Nhìn thấy được tiềm năng của metaverse game, hàng loạt ông lớn đã chi hàng tỷ đô la để xây dựng một metaverse game cho riêng mình.Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Epic Games, Mihoyo, Bandai Namco,…
Music
Snoop Dogg ra mắt sản phẩm âm nhạc trên Metaverse của The Sandbox
Không riêng gì gaming, music cũng là một ngách đang rất phát triển trong metaverse. Điển hình là Snoop Dogg, một rapper nổi tiếng gần đây đã phát hành video âm nhạc đầu tiên trong SandBox, một trong những metaverse hàng đầu trong thời điểm hiện tại.
Thời trang
Decentraland (MANA) tổ chức sự kiện tuần lễ thời trang lớn nhất trên Metaverse của mình
Thời trang là một trong những thứ quan trọng nhất trong thế giới thật và điều đó cũng đúng trong metaverse. Hiểu được tầm quan trọng của nó hàng loạt ông lớn về thời trang trong ngành công nghiệp truyền thống cũng đã đầu tư mạnh vào metaverse, một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Gucci, Nike, Puma,…
Trong tháng 3 vừa qua, Decentraland (Mana) đã khởi động “Tuần lễ thời trang đầu tiên trong Metaverse”, sự kiện đánh dấu bước chuyển mình đột phá giữa lĩnh vực thời trang và blockchain.
Tiềm năng Metaverse
Với một tầm nhìn rất lớn đó là tạo ra một thế giới song song với thế giới hiện tại của Metaverse, thì anh em có thể hình dung được thị trường này sẽ lớn đến mức nào.
Nhìn chung đây là một thị trường rất khổng lồ và vẫn còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Tuy nhiên, đây là tầm nhìn rất xa trong tương lai, vậy các số liệu hiện tại ra sao? Đối với nền công nghiệp Metaverse, theo nghiên cứu đến từ LD Capital thì sẽ bao gồm 2 thành phần chính:
- Nền công nghiệp phần cứng: Bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng (chip, linh kiện điện tử, các thiết bị thực tế ảo tăng cường, …) là cơ sở hạ tầng nâng cao trải nghiệm cho Metaverse.
- Nền công nghiệp nội dung: Là tất cả những nền tảng (chủ yếu là game) giúp chúng ta có thể đắm chìm trong Metaverse. Trong mảng này cũng có thể nhắc tới các mạng xã hội hoặc nền tảng chia sẻ như Youtube, Tiktok,… nhưng với một Metaverse đúng nghĩa thì mình cho rằng các nền tảng này sẽ tích hợp trực tiếp với game.
Blockchain là chìa khoá cho một Metaverse đúng nghĩa
Như đã phân tích trên, Content Layer là những hình thái gần nhất với Metaverse, hiện tại chỉ có sự góp mặt chủ yếu từ những công ty công nghệ Centralized như Google, Facebook, Twitter, Netflix,… hoặc những cái tên trong mảng Gaming như Playstation, Fortnite, Roblox, Unity,…
Một vấn đề có thể thấy rõ ràng trong các nền tảng này đó là gần như không có khả năng tương tác với nhau. Anh em không thể di chuyển hoặc trao đổi một vật phẩm rất hiếm trong Fortnite để lấy một vật phẩm tương đương trong Minecraft được.
Ngoài ra, tài sản anh em đang sở hữu cũng không thực sự thuộc về anh em trong các tựa game này, điều này khiến cho mọi thứ trở nên cá nhân hoá & tính sở hữu không được đề cao. Và đôi khi chỉ cần một vài yếu tố ví dụ như luật pháp hoặc chính sách công ty tác động thì các vật phẩm này có thể biến mất khỏi tài khoản của anh em.
Và tất cả các bài toán kể trên có thể được giải quyết trên công nghệ Blockchain:
- Xét về khả năng mở rộng – Scalability: Các Blockchain hiện tại cho khả năng mở rộng rất lớn. Đặc biệt đối với Blockchain có concept dạng Internet of Blockchain như Avalanche, Polkadot hay Cosmos.
- Xét về khả năng tương tác – Interoperability: Tài sản trên các Blockchain khác nhau hoàn toàn có thể giao dịch qua lại thông qua công nghệ Cross-chain.
- Xét về tính cá nhân hoá – Ownership & Privacy: Điều này được biểu hiện rõ nhất thông qua NFT.
- Xét về tính bảo mật: Công nghệ Blockchain với tính bảo mật cao sẽ giúp tài sản trong không gian mạng của anh em tránh khỏi những đợt tấn công từ Hackers.
Ngoài các đặc tính kể trên, thì Blockchain & Crypto đã bước đầu tạo được một hệ thống kinh tế đơn giản với sự phát triển mạnh của DeFi. DeFi (hay Tài chính phi tập trung) đóng vai trò như một cầu nối trung gian để các hoạt động kinh tế này được thực hiện một cách dễ dàng. Anh em có thể hình dung một vài khía cạnh cơ bản như sau:
- Khi xuất hiện nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hoá trên Metaverse, chúng ta đã có các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) hoặc chợ (Marketplace) hoạt động một cách phi tập trung và không cần tín nhiệm.
- Nhu cầu đối với việc chuyển tài sản qua các chuỗi khác nhau thì chúng ta đã có các Cross-chain Dapps.
- Nhu cầu vay vốn để thực hiện kinh doanh trên Metaverse thì đã có Lending Protocol.
- Hay với các ứng dụng thanh toán như Payment Dapps thì chúng ta có thể dễ dàng chuyển tài sản từ thế giới thật ra và vào thị trường Crypto một cách dễ dàng.
Như vậy, công nghệ Blockchain rất thích hợp cho việc phát triển Metaverse – một thế giới ảo song song, cho khả năng mở rộng và sáng tạo không giới hạn cũng như đề cao sự cá nhân hoá và phân quyền.
Tổng kết
Metaverse vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhật tiềm năng cũng như lợi ích mà thế giới ảo này mang lại. Qua bài viết trên, Beng Beng Gaming đã cung cấp cho anh em những góc nhìn và thông tin cơ bản nhất về Metaverse. Hy vọng những thông tin trên mang lại nhiều giá trị cho anh em.
Đừng quên Follow Beng Beng Gaming để cập nhật được những thông tin mới nhất về thị trường crypto và Metaverse nhé
Bài Viết Liên Quan