Ethereum Là Gì? Tổng Quan Về Hệ Sinh Thái Hàng Đầu Thị Trường Blockchain
Ethereum được biết đến là một trong những hệ sinh thái hàng đầu, trong thị trường blockchain gần như ai ai cũng từng nghe về nó. Nhưng Ethereum thật ra là gì? Ai là người đã sáng lập ra nó cũng như nó hoạt động như thế nào? Anh em cùng BBG giải đáp những thắc mắc trên nhé.
Ethereum là gì?
Ethereum là một smart contract platform cho việc phát triển các ứng dụng phi tập trung (Dapps). Đây được xem là nền tảng đầu tiên và cũng là nền tảng lớn nhất về hoạt động của các nhà phát triển ở thời điểm hiện tại.
Cho tới thời điểm hiện nay, tất cả ứng dụng lớn của thị trường crypto đều bắt nguồn và phát triển trên Ethereum trước khi lan rộng ra những hệ sinh thái khác. Một số use case nổi bật mà các bạn có thể biết là DeFi & NFT.
Lịch sử ra đời của Ethereum
Buterin, một lập trình viên người Canada gốc Nga lần đầu tiên nghe nói về Bitcoin từ cha mình vào năm 2011. Khi đó anh mới 17 tuổi và đã coi thường ý tưởng về Bitcoin do chưa biết giá trị nội tại của nó. Tuy nhiên sau đó Buterin bắt đầu hiểu bản chất của một loại tiền tệ như vậy và cách nó có thể san bằng sân chơi.
Vào thời điểm đó, Buterin thiếu nguồn tài chính và máy tính để khai thác hoặc mua Bitcoin. Vì vậy, anh ấy đã chọn một phương án khác: làm việc và được trả lương bằng Bitcoin. Anh ấy đã được trả 5 BTC cho mỗi bài đăng được đóng góp cho các diễn đàn Bitcoin trực tuyến. Sau đó, anh ấy đã hợp tác với Mihai Alisie, một người đam mê Bitcoin khác và đồng sáng lập Tạp chí Bitcoin vào cuối năm 2011.
Khoảnh khắc này họ đã sinh ra ý tưởng về Ethereum. Và trong vòng chưa đầy bốn tuần, anh ấy đã biến nó trở thành hệ sinh thái tiền điện tử có giá trị lớn thứ hai. Buterin đã ra mắt whitepaper của Ethereum vào tháng 11 năm 2013 và nó đã gây được tiếng vang với rất nhiều người ủng hộ Bitcoin. Một số người được truyền cảm hứng từ phong trào này đã tham gia cùng Buterin với tư cách là thành viên của nhóm sáng lập Ethereum. Ngày nay, có tám cá nhân được chính thức công nhận là người đồng sáng lập Ethereum.
Đồng sáng lập của Ethereum
Mihai Alisie
Alisie do mối quan hệ đối tác trước đây với Buterin và chuyên môn của anh ấy về điều khiển học kinh tế. Anh là người có công trong việc thành lập Quỹ Ethereum ở Thụy Sĩ. Anh ấy đã giúp thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho việc pre sale ETH và sau đó trở thành phó chủ tịch của Ethereum Foundation. Vào năm 2015, Alisie bắt đầu dự án dựa trên Ethereum của riêng mình, có tên là Akasha.
Anthony Di lorio
Anthony Di lorio là một trong những nhà tài trợ tài chính cho công ty khởi nghiệp Ethereum. Anh ấy đã rời bỏ công ty sau khi nhóm quyết định chọn kinh doanh phi lợi nhuận.
Amir Chetrit
Amir Chetrit có mối quan hệ công việc với Buterin trong thời gian làm việc tại Colored Coins. Buterin đề nghị Chetrit tham gia nhóm sáng lập vào tháng 12 năm 2013. Tuy nhiên, tại một cuộc họp đồng sáng lập vào tháng 6 năm 2014, các thành viên khác trong nhóm và các nhà phát triển Ethereum đã đặt câu hỏi về việc thiếu thông tin đầu vào từ Chetrit. Chính tại cuộc họp này, Chetrit đã đồng ý từ bỏ sự tham gia tích cực vào việc phát triển Ethereum trong khi vẫn giữ vị trí đồng sáng lập của mình.
Charles Hoskinson
Charles Hoskinson nổi lên với tư cách là Giám đốc điều hành của công ty khởi nghiệp Ethereum vào tháng 12 năm 2013 cho đến khi nhóm quyết định thúc đẩy một kiến trúc phi lợi nhuận. Điều này đã thúc đẩy Hoskinson tạo ra phiên bản của mình về hệ sinh thái blockchain có thể lập trình được gọi là Cardano. Nền tảng này hiện được coi là một trong những blockchain đối thủ lớn để soán ngôi của Ethereum.
Gavin Wood
Gavin Wood là một trong những người đóng góp cốt lõi trong giai đoạn phát triển ban đầu của Ethereum. Anh ấy đã giành được vị trí đồng sáng lập nhờ những đóng góp lập trình của mình. Anh ấy đã tạo ra mạng thử nghiệm Ethereum đầu tiên. Wood cũng đề xuất ngôn ngữ lập trình của của hệ sinh thái là Solidity. Hiện nay Wood đang bận rộn làm việc cho Web3 Foundation và sản phẩm chủ lực của nó, Polkadot.
Jeffrey Wilcke
Giống như Wood, Wilcke trở thành đồng sáng lập chỉ vì những đóng góp trong lập trình của anh ấy. Anh ấy làm việc tại MasterCoin khi phát hiện ra Ethereum. Anh ấy bắt đầu viết phiên bản Google Go của nền tảng này một cách độc lập. Anh ấy hiện đang tập trung vào studio phát triển trò chơi của mình, Grid Games.
Joseph Lubin
Trước khi gia nhập nhóm Ethereum, Joseph Lubin đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đó, anh ấy đã thành lập công ty vì lợi nhuận của riêng mình, ConsenSys đóng vai trò là vườn ươm cho các công ty khởi nghiệp blockchain muốn sử dụng hệ sinh thái Ethereum. Anh ấy cũng có ảnh hưởng trong một số quan hệ đối tác nổi tiếng mà Ethereum đã đảm bảo trong những năm qua.
Tóm tắt phương thức hoạt động của Ethereum
Ethereum xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình Turing complete được tích hợp sẵn. Cho phép bất kỳ nhà lập trình nào viết các smart contract và Dapps, nơi họ có thể tạo các quy tắc tùy ý của riêng họ về quyền sở hữu, định dạng giao dịch và chức năng chuyển đổi trạng thái.
Mỗi Miner Node duy trì một phiên bản sổ cái. Sổ cái chứa tất cả các khối trong chuỗi. Với nhiều miner, có thể xảy ra trường hợp sổ cái của mỗi người khai thác có thể có các khối khác nhau. Các thợ đào đồng bộ hóa các khối của họ trên cơ sở liên tục để đảm bảo rằng mọi phiên bản sổ cái của người khai thác đều giống với các phiên bản khác.
Hoạt động này gọi là duy trì trạng thái máy tính (đồng thuận), trạng thái máy tính là hình ảnh chụp số dư (snapshot) của tất cả tài khoản trên toàn bộ hệ thống (bao gồm số dư token đã được khai thác hoặc chưa). Khi có một giao dịch diễn ra, toàn bộ máy tính sẽ cập nhật trạng thái của giao dịch này.
Trạng thái được biểu hiện dưới dạng một tài khoản là một Account có kích thước là 20 byte bao gồm các trường:
- The nonce, một bộ đếm được sử dụng để đảm bảo mỗi giao dịch chỉ có thể được xử lý một lần
- Số dư hiện tại của tài khoản
- Mã hợp đồng của tài khoản nếu có
- Bộ nhớ của tài khoản (trống theo mặc định)
Trong đó đồng hay token Ether (ETH) chính là nhiên liệu cho toàn bộ hoạt động mạng lưới và đồng thời là phí (Gas) phải thanh toán khi thực hiện giao dịch. Điều đặc biệt là Ethereum có các tài khoản là smart contract được biểu thị dưới dạng mã, ngoài trạng thái của địa chỉ ví (Account) tương tự bitcoin được truy cập bởi private key thì smart contract sẽ cập nhật trạng thái riêng của nó kiểm soát bởi một private key hoặc nhiều khóa.
Smart là không bắt buộc và nó chạy trên môi trường EVM và kiểm soát các giao dịch của chính nó. Có quyền ghi dữ liệu lên chuỗi hoặc không, thiết lập các quy tắc kinh doanh và kiểm soát ETH mà nó đang nắm giữ.
Hoạt động mining (đào) chính xác là quá trình xác thực các giao dịch. Giao thức nó tương tự Bitcoin, khi hệ thống với rất nhiều giao dịch được thực hiện, máy tính sẽ sắp xếp và đóng gói các giao dịch được gọi là khối (block). Mỗi khối như vậy sẽ được tạo ra sau mỗi ằ giây, mỗi khối chứa các thông tin về thời gian, tham chiếu đến khối trước và danh sách tất cả các giao dịch đã diễn ra kể từ lần trước. Việc hoàn thành khối như vậy sẽ nhận được phần thưởng ETH và phí của giao dịch.
Cũng chính cơ chế đồng thuận Proof of Work giúp bảo mật cao nhưng lại khiến mạng lưới của Ethereum tiêu tốn năng lượng và đắt đỏ, vì vậy hiện nay Ethereum đang hướng tới giải pháp đồng thuận dựa trên Proof of Stake để tăng khả năng mở rộng mà chúng ta thường được biết đến là Ethereum 2.0
Một số mảnh ghép trong hệ sinh thái Ethereum
Tính đến hiện tại, hệ sinh thái Ethereum đã có hơn 400 dự án hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng DeFi đang là mảng được chú trọng và phát triển mạnh nhất.
DEX
DEX (Decentralized exchange) hay còn được gọi là sàn giao dịch phi tập trung, tất cả các giao dịch diễn ra tự động và trực tiếp giữa những người dùng với nhau theo quy trình tự động mà không phụ thuộc vào bên thứ 3 hay bên trung gian trong việc giữ nguồn tiền của bạn. Hay nói cách khác, người dùng hoàn toàn có quyền kiểm soát quỹ và các giao dịch mà không cần nhờ đến bên trung gian để tránh rủi ro trong vấn đề bảo mật, hacker hay lừa đảo. Trong sàn phi tập trung (DEX), việc kiểm soát nguồn tiền hay đánh thuế rất khó. Một số sàn giao dịch phi tập trung phổ biến: Uniswap, 1inch, pancakeswap,…
Stablecoin
Stablecoin là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong DeFi. Nếu không có stablecoin, tính thanh khoản sẽ gặp khó khăn trong việc luân chuyển trên thị trường tiền điện tử và tham gia các hoạt động DeFi. Hiện nay, tổng vốn hoá của Stablecoin đã trị giá hơn $100B bao gồm một số đồng stablecoin lớn như USDT, USDC, DAI, UST,….
Trong đó, Ethereum là blockchain có thị trường stablecoin màu mỡ nhất với vô số stablecoin thuộc nhiều loại. Trước hết, Ethereum có nguồn cung USDT và USDC cao nhất, hai loại stablecoin được hỗ trợ bởi fiat phổ biến nhất tại thời điểm này.
Lending
Lending là mảng phát triển rất mạnh trên hệ sinh thái Ethereum, cùng với DEX, chúng là nền tảng cho nhiều giao thức DeFi khác xây dựng nên. Lending có nghĩa là cho vay, đây là hình thức người dùng sử dụng các tài sản hoặc tiền của họ để cho những người khác vay (Borrowers) với tỷ lệ lãi suất nhất định. Sau 1 khoảng thời gian, họ sẽ nhận lại được vốn gốc và lãi suất như thỏa thuận ban đầu. Người đi vay ở đây có thể là những người dùng khác, hoặc các sàn giao dịch.
Yield aggregator
Các Yield aggregator protocol cung cấp các chiến lược khác nhau để tìm ra lợi suất tốt nhất từ các hoạt động farming & staking. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong DeFi vì nó giúp người dùng thu được một lượng lớn lợi nhuận, đây là một trong những lý do chính khiến bất kỳ ai cũng muốn tham gia vào DeFi.
DAO
DAO (Decentralized Autonomous Organization) là tổ chức tự trị phi tập trung. Khác với các tổ chức truyền thống (như Facebook, Google,…), bằng cách ứng dụng các bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người.
Hiện nay, DAO được áp dụng trong khá nhiều lĩnh vực trong đó có thể kể đến các blockchain hay giao thức DeFi áp dụng quản trị on-chain, nhằm mục đích giúp người dùng có thể tham gia biểu quyết, xem xét các đề xuất và hiểu rõ được các hoạt động một cách dễ dàng, minh bạch.
NFT
NFT là tài sản kỹ thuật số (Non-Fungible Tokens) đại diện cho các đối tượng trong thế giới thực như nghệ thuật, âm nhạc, vật phẩm trong game và video. Chúng được mua bán trực tuyến bằng tiền điện tử và thường được mã hóa bằng phần mềm giống như nhiều loại tiền điện tử khác.
Mặc dù đã xuất hiện từ năm 2014, nhưng NFT hiện đang trở nên nổi tiếng vì chúng đang ngày càng phổ biến để giao dịch các tác phẩm kỹ thuật số. 174 triệu đô đã được chi cho NFTs kể từ tháng 11 năm 2017, thật đáng kinh ngạc!
NFT là một sản phẩm giới hạn và có chỉ có mã nhận dạng duy nhất. Arry Yu, chủ tịch Hội đồng Cascadia Blockchain của Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Washington và giám đốc điều hành của Yellow Umbrella Ventures cho biết: “Về cơ bản, NFT tạo ra sự khan hiếm cho nền tảng kỹ thuật số.”
Cùng với tiềm năng của NFT là nhu cầu tìm kiếm một nền tảng để có thể sở hữu, mua bán các sản phẩm NFT với nhiều mục đích khác nhau được gọi là NFT Marketplace. OpenSea được xem là NFT marketplace lớn nhất trên Ethereum, nó vẫn chiếm ưu thế trong phân khúc thị trường này.
GameFi
GameFi là một usecase khác của NFT, nó là sự kết hợp giữa Game và Finance, là một thị trường tương đối mới đã bùng nổ mạnh mẽ gần đây. GameFi giới thiệu mô hình “Play to Earn”. Điều này đã cho phép các game thủ kiếm được thu nhập bằng cách đóng góp thời gian và công sức.
Một số dự án GameFi nổi bật trên hệ sinh thái Ethereum
Top các dự án gaming trên nền tảng Ethereum
Axie Infinity (AXS) là game nổi bật nhất thuộc hệ Ethereum, đến cả tỷ phú Mark Cuban cũng nhảy vào cuộc chơi.
X World Games (XWG) thuộc thể loại Game Card với ý tưởng những lá bài giấc mơ (Dream Card), thiết kế nhân vật độc đáo. Người sở hữu các lá bài dưới dạng NFT và tham gia vào các tính năng của game chơi để kiếm XWG như làm nhiệm vụ (mission), chiến đấu (battle), phần thưởng từ xếp hạng (Ranking).
Tổng kết
Như vậy BBG đã giới thiệu cho anh em về hệ sinh thái Ethereum, một trong những hệ sinh thái hàng đầu trong thị trường blockchain và được cho là ông vua của lĩnh vực NFT. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp phần nào thắc mắc của anh em về hệ sinh thái này.
Bài Viết Liên Quan