DeFi Ecosystem Là Gì? Tổng Quan Những Mảnh Ghép Của Hệ Sinh Thái DeFi Dành Cho Người Mới
Trong thời gian qua, chắc hẳn anh em đã thấy được sự bùng nổ lần lượt của những hệ sinh thái như BNB Chain, Avalanche, Terra, Solana. Vậy đâu là cách để chúng ta quan sát, tìm hiểu và nhận biết một hệ sinh thái đã “sẵn sàng” cho sự bùng nổ hay chưa? Anh em hãy cùng tham khảo bài viết của Beng Beng Gaming dưới đây nhé!
Hiểu về hệ sinh thái Ecosystem
Hệ sinh thái chính là một hệ thống sản phẩm được xây dựng, tích hợp trên blockchain nền tảng, được kết nối, hỗ trợ nhằm cung cấp cho người dùng những dịch vụ đầy đủ nhất.
Các dự án như Ethereum, Solana, BSC, Avalanche, Atom là những dự án xây dựng Blockchain nền tảng, bản thân họ đã được định vị là nền móng, là cơ sở hạ tầng cho cả một hệ sinh thái. Để duy trì và phát triển trong thị trường ngày một cạnh tranh, sẽ không có blockchain platform nào đứng ngoài được xu thế xây dựng và phát triển hệ sinh thái. Chỉ khi có hệ sinh thái, Blockchain platform đó mới giữ chân được người dùng và dòng tiền.
Các thành phần của hệ sinh thái
Blockchain thường được chia thành 5 layer:
- Layer 0 – Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng nội bộ hoặc cơ sở hạ tầng từ dịch vụ ngoài để quản trị các nút.
- Layer 1 – Mạng lưới: Là phương tiện trung gian và giao diện cho mạng lưới Peer to Peer, quyết định cách mạng lưới được đóng gói, gửi, chuyển giao, định tuyến và nhận được.
- Layer 2 – Protocol: quyết định phương thức đồng thuận và tham gia vào mạng lưới.
- Layer 3 – Dịch vụ và quyền chọn: kích hoạt các hoạt động ứng dụng nhằm kết nối với các công nghệ và nền tảng khác.
- Layer 4 – Dapps (bao gồm trình duyệt): giao diện người dùng, kết hợp logic kinh doanh và tương tác với khách hàng.
Tùy vào mức độ hoàn thiện, cấu trúc của một hệ sinh thái có thể ở d nói ạng đơn giản ( đủ các thành phần cơ bản) và dạng phát triển (đa dạng hóa các dự án).
- Lớp layer-0: là nền tảng, cơ sở hạ tầng của hệ sinh thái
- Wallet: hỗ trợ cho lưu trữ tài sản và thanh toán
- Stablecoin
- CEX (support)
- DeFi:
- AMM Dex: Sàn giao dịch DeX
- Lending: giao thức & Dapps tối ưu việc sử dụng vốn
- Synthetic Assets: tài sản tổng hợp
- Yield Farming: nền tảng cho phép bạn tham gia Farming và kiếm được lợi nhuận.
- Insurance: Bảo hiểm
- Aggregator: những nền tảng tổng hợp ví dụ như: Liquidity Aggregator (1inch) và Yield Farming Aggregator
- Perpetual: sàn giao dịch phát sinh
- Asset Management: quản lí tài sản
- Oracle: bảo mật
- Bridge
- NFT & Gaming
- Launchpad
- Metaverse
- DAO
Một hệ sinh thái sẵn sàng cần có đầy đủ toàn bộ những thành phần cơ bản như: Bridge, Stablecoin, Wallet, AMM, Lending, Yield Farming, Launchpad. Đây là những “game” cơ bản nhất để đón dòng tiền ở lại với hệ sinh thái.
Bridge: là cầu nối để chuyển tài sản từ bên ngoài hệ sinh thái. Xuất phát từ việc cấu trúc của mỗi blockchain platform là khác nhau, nhu cầu có các bridges để chuyển tài sản từ hệ này sang hệ khác ngày một trở nên cấp thiết, đặc biệt khi nói về “trải nghiệm người dùng”.
Hầu hết người dùng đã quen với việc chuyển thẳng tài sản từ các sàn giao dịch tập trung (CEX như Binance, FTX, Okex, Kucoin, Gate…) đến thẳng các hệ sinh thái phổ biến như Ethereum, BNB Chain, Solana mà không cần sử dụng thêm công cụ nào khác. Tuy nhiên, các hệ sinh thái mới như ( Avalanche, Celo, …) khi chưa có thanh khoản sẽ rất ít sàn tập trung hỗ trợ. Do đó, việc tự xây dựng hoặc sử dụng giải pháp của bên thứ 3 để “trung chuyển” tài sản là điều vô cùng quan trọng.
Nói về bridge, case study thành công duy nhất có lẽ là của AEB (Avalanche – Ethereum Bridge). Đây là cầu nối tài sản giữa Ethereum và Avalanche. Không tự định vị mình là Ethereum Killer mà chỉ cố gắng cải tiến thêm, sự tương thích với ngôn ngữ lập trình Solidity của Avalanche đã tạo điều kiện thuận lợi để những dự án lớn trên Ethereum chuyển dần sang Avalanche. AEB chính là điều kiện cần và đủ để thực hiện mục tiêu này. Đi cùng với lượng tài sản được chuyển trên AEB ( tăng từ 40M lên đến 20B tại thời điểm hiện tại) cũng là sự bùng nổ của Avalanche.
Stablecoin: suy cho cùng, mọi hoạt động đầu tư từ khâu tham gia đến khi thoát khỏi thị trường, chúng ta đều cần tới stablecoin. Không phải ngẫu nhiên mà Tether (USDT) là một trong những đồng token hiện giữ top 4 xếp hạng coinmarketcap với 82B USD. Stablecoin chính là “mạch máu” của một hệ sinh thái. Một hệ sinh thái có càng nhiều Stablecoin tham gia thì càng nhanh chóng đẩy được dòng tiền vào.
Wallet: là nơi lưu trữ tài sản và hỗ trợ người dùng thực hiện các tác vụ DeFi. Nếu hệ sinh thái bạn đang tham gia đã hỗ trợ nhiều loại ví phổ biến như Metamask, TrustWallet… thì tệp người dùng có thể tiếp cận càng lớn.
CEX (support): hiện nay các CEX là nơi tập trung thanh khoản lớn nhất. Việc các sàn CEX hỗ trợ cổng nạp, rút trực tiếp sẽ góp phần tạo ra trải nghiệm người dùng dễ dàng hơn, thúc đẩy dòng tiền nhanh chóng đổ bộ về các hệ sinh thái.
Lending & Borrowing: Tối ưu hóa khả năng sử dụng dòng vốn trong hệ sinh thái, cung cấp cho người dùng thêm 1 game để tạo ra lợi nhuận, kết nối các mảnh ghép DeFi lại với nhau.
Yield Farming: là nơi thu hút dòng tiền đồng thời giữ dòng tiền ở lại với hệ sinh thái. Yield Farming hợp lý sẽ giúp hệ sinh thái lưu trữ được dòng tiền khi người dùng luôn được tham gia farming các đồng token mới, có tiềm năng ở mức APY hợp lý với mức rủi ro thấp nhất.
Launchpad: cũng là 1 game trên hệ sinh thái, nơi mà các Native Project hoặc Hot Project có thể Launching.
Các dấu hiệu nhận biết hệ sinh thái đã sẵn sàng bùng nổ
Giá của native coin tăng trưởng mạnh:
- Ban đầu, đa phần các token hoặc các tác vụ DeFi khác trong hệ sinh thái sẽ đều phải sử dụng Native Coin ( làm đồng chuyển nhượng, fee gas…). Khi dòng tiền muốn đổ về hệ sinh thái, dòng tiền phải đổ vào Native Coin và khiến nó tăng giá trước.
- Một số VC sẽ đầu tư vào dự án Native Coin khiến nó tăng giá
- Đẩy giá Native Coin tạo ra hiệu ứng Marketing tự nhiên cho hệ sinh thái đó.
- Các chương trình thu hút dòng tiền và quỹ đầu tư.
Stablecoin
Để sẵn sàng đón dòng tiền và giữ dòng tiền trong hệ sinh thái đó cần hoàn thiện các mảnh ghép cơ bản nhất. Càng nhiều Stable Coin dòng tiền sẽ càng dễ đổ về hệ sinh thái đó.
Sự tăng trưởng của Total Value Locked
Dòng tiền tăng và duy trì bền vững trong hệ sinh thái có thể được thể hiện qua TVL (Total Value Locked). Theo dõi sự thay đổi của TVL sẽ giúp mọi người sớm nhận ra những dấu hiệu dòng tiền của hệ sinh thái.
Tối ưu hóa lợi nhuận:
Dòng tiền trong từng hệ sinh thái cũng sẽ có cách đi riêng của nó. Thông thường, dòng tiền sẽ đổ vào Native Coin như DeFi (Yeild Farming, AMM, Lending) và các DApps khác.
Do đó, sau khi đã xác định được dòng tiền đổ vào hệ sinh thái nào, chúng ta cần tiếp tục theo dõi dòng tiền trong hệ sinh thái đó sẽ đi như thế nào, đâu là các dự án tốt và tiềm năng?
Muốn làm được điều đó, chúng ta cần Follow thật chặt chẽ những tin tức liên quan đến hệ sinh thái, để ý những dự án Native trước ( được chính các VC đầu tư vào hệ sinh thái rót vốn vào, được ủng hộ bởi chính hệ sinh thái, hoàn thiện về sản phẩm, Token Usecase tốt,…) và lập thành một hệ thống để theo dõi thông qua coinmarketcap và coingecko.
Bên cạnh đó, khi hệ sinh thái mới phát triển, sẽ có rất nhiều dự án mới được triển khai. Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng ta tham gia thực hiện test-net hoặc trải nghiệm sản phẩm để nhận retroactive. Skin in the game để nhận các phần thưởng bất ngờ nhưng giá trị.
Tổng kết
Qua bài viết trên của BengBengGaming đã cho anh em cái nhìn toàn cảnh về việc đánh giá một hệ sinh thái. Qua đó, giúp cho anh em có thêm những thông tin cũng như kiến thức để có thể “skin in the game” vào một hệ sinh thái bất kì một cách hiệu quả.
Bài Viết Liên Quan